Những vấn đề tăng trưởng và dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam
Những vấn đề tăng trưởng và dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam
Hội thảo nói trên được Hội Nhi khoa Việt Nam và công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Abbott phối hợp tổ chức nhằm cập nhật tới các chuyên gia nhi khoa trong nước tình hình suy dinh dưỡng và tăng trưởng kém ở trẻ em Việt Nam; giới thiệu các công cụ đánh giá tăng trưởng và can thiệp về dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng cho trẻ một cách tối ưu. Qua đó, các chuyên gia có được các thông tin khoa học cập nhật về can thiệp dinh dưỡng để giúp trẻ em Việt Nam tăng trưởng tốt hơn.
Theo các thống kê, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi đã giảm những năm gần đây nhưng vẫn còn cao. Theo một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (NIN), tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2015 là 24,6%, và nhẹ cân là 14,1%. Điều tra gần đây của NIN cũng cho thấy trong số trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi, tỷ lệ thiếu máu là 27,8%; thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 13% và thiếu kẽm là lên đến 69,4%.
Trẻ thiếu dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất (thấp còi khi lớn) mà còn ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, kết quả học tập, năng suất lao động, khả năng ghi nhớ và có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan như tiểu đường, bệnh tim. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ là sự đầu tư dài hạn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai và liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Giải pháp dinh dưỡng đã được chứng minh lâm sàng
Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu kết quả của nghiên cứu lâm sàng “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, chỉ số đa dạng thức ăn, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng”. Nghiên cứu này đã được công nhận trên các tạp chí khoa học uy tín là tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Science) và tạp chí Dinh dưỡng con người và Tiết chế (Journal of Human Nutrition & Dietetics).
Đây là một nghiên cứu thực hiện trên một nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Trẻ tham gia nghiên cứu được cung cấp 450 kcal dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày và cha mẹ của trẻ được tư vấn dinh dưỡng cho trẻ bao gồm hướng dẫn về các nhóm thực phẩm, khẩu phần ăn phù hợp, hạn chế thực phẩm có lượng đường cao cũng như cách tiến hành bữa ăn hợp lý. Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong nghiên cứu là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ bắt kịp đà tăng trưởng (về chiều cao và cân nặng) sau 9 tuần đầu can thiệp và sau 16 tuần, chỉ số đa dạng thức ăn của trẻ tăng và số ngày bệnh giảm. Sau 48 tuần, việc can thiệp bao gồm tư vấn dinh dưỡng đi kèm với tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đường uống đã giúp duy trì tăng trưởng bình thường sau khi bắt kịp tăng trưởng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.
Tiến sĩ Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition, nhấn mạnh: "Bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài như PediaSure giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Đồng thời, việc bổ sung này hỗ trợ tăng tiêu thụ năng lượng và các dưỡng chất chủ yếu cần thiết cho sự tăng trưởng vốn thiếu ở nhiều trẻ em châu Á, như canxi, sắt, vitamin A và C. Trong khi đó, sử dụng PediaSure kéo dài không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm thông thường hàng ngày”.
Theo Hanoimoi